Điều Thiện Nhỏ
Điều Thiện Nhỏ
  • Видео 418
  • Просмотров 131 951
A Di Đà Phật 🙏🏻🙏🏻🙏🏻
A Di Đà Phật 🙏🏻🙏🏻🙏🏻
Просмотров: 317

Видео

ngày 3 tháng 5, 2024
Просмотров 775 месяцев назад
ngày 3 tháng 5, 2024
ngày 1 tháng 5, 2024
Просмотров 675 месяцев назад
ngày 1 tháng 5, 2024
ngày 30 tháng 4, 2024
Просмотров 785 месяцев назад
ngày 30 tháng 4, 2024
ngày 26 tháng 4, 2024
Просмотров 1435 месяцев назад
ngày 26 tháng 4, 2024
CÕI THẬT BÁO TRANG NGHIÊM VẪN CÓ SINH DIỆT
Просмотров 1,1 тыс.9 месяцев назад
CÕI THẬT BÁO TRANG NGHIÊM VẪN CÓ SINH DIỆT
ngày 22 tháng 11, 2023
Просмотров 5610 месяцев назад
ngày 22 tháng 11, 2023
ngày 20 tháng 11, 2023
Просмотров 6210 месяцев назад
ngày 20 tháng 11, 2023
ngày 14 tháng 11, 2023
Просмотров 18210 месяцев назад
ngày 14 tháng 11, 2023
Hàng ngày chúng ta cúng dường Tây Phương Tam Thánh dùng cái gì để cúng dường?
Просмотров 10910 месяцев назад
Hàng ngày chúng ta cúng dường Tây Phương Tam Thánh dùng cái gì để cúng dường?
CẨN THẬN CẠM BẪY CỦA MA VƯƠNG
Просмотров 32610 месяцев назад
CẨN THẬN CẠM BẪY CỦA MA VƯƠNG
ngày 1 tháng 11, 2023
Просмотров 27011 месяцев назад
ngày 1 tháng 11, 2023
ngày 31 tháng 10, 2023
Просмотров 1,1 тыс.11 месяцев назад
ngày 31 tháng 10, 2023
Của cải do đâu mà có? Tuyệt đối chẳng phải là do kẻ ấy có năng lực.
Просмотров 8411 месяцев назад
Của cải do đâu mà có? Tuyệt đối chẳng phải là do kẻ ấy có năng lực.
Thiện có thiện báo, ác có ác báo, thiện ác không bao giờ mất cả, nhất định phải nắm rõ vấn đề này.
Просмотров 8011 месяцев назад
Thiện có thiện báo, ác có ác báo, thiện ác không bao giờ mất cả, nhất định phải nắm rõ vấn đề này.
BẠN KHÔNG CÓ BỆNH MÀ NGHĨ BỆNH THÌ BẠN SẼ BỆNH!
Просмотров 26111 месяцев назад
BẠN KHÔNG CÓ BỆNH MÀ NGHĨ BỆNH THÌ BẠN SẼ BỆNH!
ngày 9 tháng 10, 2023
Просмотров 7811 месяцев назад
ngày 9 tháng 10, 2023
Lúc dạy con mà tức giận khởi phiền não có phải là chấp tướng hay không?
Просмотров 2,9 тыс.Год назад
Lúc dạy con mà tức giận khởi phiền não có phải là chấp tướng hay không?
KHÔNG THỂ CAM TÂM LÀM QUỶ
Просмотров 140Год назад
KHÔNG THỂ CAM TÂM LÀM QUỶ
ngày 27 tháng 9, 2023
Просмотров 59Год назад
ngày 27 tháng 9, 2023
Đời sau sanh đến chổ nào, xem một niệm sau chót
Просмотров 972Год назад
Đời sau sanh đến chổ nào, xem một niệm sau chót
ngày 24 tháng 9, 2023
Просмотров 250Год назад
ngày 24 tháng 9, 2023
Có một chút phước báo nhỏ nhặt, bỏ mất đại phước báo. Vì sao?
Просмотров 201Год назад
Có một chút phước báo nhỏ nhặt, bỏ mất đại phước báo. Vì sao?
Nhà khoa học Anbert Einstein ở địa ngục
Просмотров 5 тыс.Год назад
Nhà khoa học Anbert Einstein ở địa ngục
Phật có độ chúng ta hay không?
Просмотров 847Год назад
Phật có độ chúng ta hay không?
Thí nghiệm của tiến sĩ Nhật Bản Masaru Emoto ở hồ Biwa
Просмотров 346Год назад
Thí nghiệm của tiến sĩ Nhật Bản Masaru Emoto ở hồ Biwa
Hôi miệng chứng tỏ khẩu nghiệp của bạn rất nặng
Просмотров 6 тыс.Год назад
Hôi miệng chứng tỏ khẩu nghiệp của bạn rất nặng
Hôi miệng chứng tỏ khẩu nghiệp của bạn rất nặng
Просмотров 494Год назад
Hôi miệng chứng tỏ khẩu nghiệp của bạn rất nặng
TĐ: CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT - tập 35
Просмотров 86Год назад
TĐ: CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT - tập 35
KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT - cư sĩ Diệu Âm
Просмотров 222Год назад
KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT - cư sĩ Diệu Âm

Комментарии

  • @ieuthiennho7352
    @ieuthiennho7352 День назад

    MỖI NGÀY ĂN ĐƯỢC NO, ÁO MẶC ĐỦ ẤM, CÓ CHỖ NGỦ NGHĨ, HÀNG NGÀY NHẤT TÂM NIỆM PHẬT, NGƯỜI NHƯ VẬY ĐÚNG LÀ CÓ PHƯỚC BÁO THƯỢNG THƯỢNG. RẤT NHIỀU NGƯỜI VÌ CUỘC SỐNG MƯU SINH PHẢI ĐI LÀM, KHÔNG CÓ THỜI GIAN TU TẬP NHIỀU NHƯ QUÝ VỊ. QUÝ VỊ PHẢI TRÂN TRỌNG CÁI DUYÊN PHẬN NÀY ! Như thế nào thì mới chắc chắn vãng sanh ngay trong một đời này? Trong các buổi giảng, chúng tôi nói mỗi ngày, khuyên hằng ngày, câu khẩu đầu thiền của vị đường chủ Niệm Phật Đường là “buông xuống thân, tâm, thế giới”. Đấy là tổng cương lãnh. Thế nhưng chẳng cần bận lòng vì thân, tâm, thế giới trong hiện tại, hãy nhất tâm niệm Phật, chẳng có một ai không thành tựu. Vì thế, quý vị thấy người thật sự niệm Phật, tuyệt đại đa số là họ chuyện gì cũng chẳng quản, chuyện gì cũng đều chẳng hỏi tới, chuyện gì cũng đều chẳng chấp trước, nhất tâm nhất ý cầu sanh Tịnh Độ. Thưa cùng chư vị, đấy là bậc thượng thượng căn trong Tịnh Tông, mà cũng là người có phước báo thượng thượng! Vì sao nói người ấy có phước báo? Người ấy chẳng phải lo lắng về cuộc sống, có người cúng dường; đấy là đại phước báo. Cuộc sống không nhất định phải rất tốt, mỗi ngày có thể ăn no, mặc ấm, chẳng đến nỗi bị đói khát, chẳng đến nỗi bị rét buốt, đấy là đại phước báo! Người ấy có thể chuyện gì cũng đều chẳng hỏi đến, chuyện gì cũng đều buông xuống. Người có phước báo ấy có thể nắm vững cơ duyên này, ai nấy đều vãng sanh. Như chúng ta, chúng ta hãy suy ngẫm chính mình chẳng có phước báo ấy! Chúng ta hằng ngày còn phải đi làm, chỉ đành huấn luyện trong công việc, huấn luyện trong cuộc sống. Huấn luyện chẳng phân biệt, chẳng chấp trước, huấn luyện không dấy lên tham, sân, si, mạn, không dấy lên thất tình ngũ dục, chỉ đành dùng phương pháp này. Dùng đến mức công phu đắc lực, cũng phải mất một khoảng thời gian đáng kể để huấn luyện, chứ thời gian ngắn ngủi sẽ không được. Do đó, đây cũng chẳng phải là một chuyện dễ dàng! Vì sao? Thọ mạng của mỗi người khác nhau! Bao nhiêu người tu hành, công phu còn chưa đủ mức, thọ mạng đã đến rồi, vậy là chẳng có cách nào cả, theo nghiệp lưu chuyển, vẫn phải luân hồi trong lục đạo, biến sự tu hành suốt một đời này thành phước đức! Trích Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh-Phẩm thứ mười một-Tịnh Hạnh Phẩm Phần 54 Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không Địa điểm: Hương Cảng Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội Khởi giảng từ ngày mồng Bảy tháng Mười Một năm 2005 Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo duyệt: Đức Phong, Huệ Trang và Minh Tiến

  • @黃雅文-g9o
    @黃雅文-g9o 2 дня назад

    Nam Mo À Di Da Phat. Con khong phan biet duoc nhieu Bo Tac ❤❤❤❤❤❤❤❤

  • @ieuthiennho7352
    @ieuthiennho7352 3 дня назад

    TÍCH TÀI KHÔNG BẰNG TÍCH ĐỨC ! CHỈ CẦN CÓ THỂ SỐNG QUA NGÀY LÀ ĐƯỢC RỒI, CẦN GÌ PHẢI KIẾM NHIỀU TIỀN ? Có một cặp vợ chồng ở Tân Trang học Phật đã đôi ba năm, ở cách chúng ta rất xa, do vậy, chỉ nghe băng thâu âm, nghe rất hoan hỷ. Ngày hôm qua, ông ta kể với tôi nguyên nhân khiến ông ta học Phật. Ông ta làm bác sĩ, biết nhân quả báo ứng, nên hễ khám bệnh cho người khác bèn lấy tiền công rất ít, người nhà chẳng thông cảm với ông ta, kêu ca ông ta thu tiền khám bệnh mà ngay cả dùng để mua thuốc theo giá vốn cũng chẳng đủ! Cha và vợ ông ta đều chẳng vui lòng, chẳng thông cảm cho lắm. Do bà vợ cũng học Phật, tôi bảo bà ta: “Tích tài chẳng bằng tích đức! Nay chồng bà làm như vậy, ông bà sẽ có phước mai sau, ông ta làm không sai. Chỉ cần có thể sống qua ngày là được rồi, cần gì phải kiếm nhiều tiền? Chẳng bằng tích đức cho nhiều”. Ông ta cho tôi biết: Ông ta học Phật là do nghe băng thâu âm bèn dấy tín tâm, còn nguyên nhân xa là do bà nội của ông ta đã tạ thế từ mấy năm trước [phát khởi]. Thuở đó, cả nhà đều chẳng tin Phật, bà nội niệm Phật, do mọi người trong nhà không tin, nên chỗ nào cũng gặp chướng ngại. Bà cụ niệm thầm trong tâm, chưa bao giờ niệm ra tiếng, cụ niệm theo cách như vậy. Khi mất, cụ tỉnh táo, sáng suốt. Cụ bị bệnh ung thư, nói theo người khác thì sẽ rất đau khổ; nhưng cụ chẳng bị đau khổ. Khi cụ mất, chẳng bị đau khổ, dẫu bị bệnh cũng chẳng đau khổ. Khi sắp mất, cụ biết sẽ mất lúc nào, biết trước lúc mất. Khi đã chết, khuôn mặt còn hồng hào, còn dễ nhìn hơn vẻ mặt lúc sống. Cha ông ta gọi người trong nhà đến xem, ông ta chẳng biết niệm Phật, nhưng biết mẹ mình là người tu hành, bèn nói: “Người tu hành khác hẳn, nhất định là cụ sanh lên trời, tướng mạo trang nghiêm dường ấy”. Thuở ấy, ông ta chẳng tin tưởng cho lắm, nay do nghe Phật pháp, bèn biết đó là sự thật, [bà cụ] quyết định vãng sanh! Khi cụ sắp mất, đã bảo con cái: “Phật đã đến, đang đợi ta ở cửa”. Nói xong, cụ qua đời. Khi ấy, vì họ chẳng tin Phật, ngỡ bà cụ quáng mắt, chẳng bình thường cho lắm, ăn nói nhăng nhít, nay suy nghĩ, biết là thật, Phật đến tiếp dẫn. Vì vậy, quyết định chẳng thể dùng cảm tình, vì tình thức chẳng tương ứng, nhất định là phải có trí huệ, phải có lý tánh, chẳng phải là chấp tướng, mà là thật sự khế nhập diệu lý, đó là tu hành chân thật. Thật sự lý giải pháp thế gian và pháp xuất thế gian, biết lấy bỏ, cái nào đáng nên lấy, cái nào chẳng nên giữ lấy. Trong thế gian này, ngũ dục, lục trần, lục đạo luân hồi đều là giả, chẳng có gì là chân thật, quyết định chớ nên tham luyến. Nhất tâm nhất ý cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đó là đúng. Đến Tây Phương Cực Lạc thế giới là thành tựu viên mãn đạo nghiệp của chính mình. Chính mình đã có năng lực, bèn quay lại thế giới này để hóa độ chúng sanh. Đó là người thật sự thông minh, thật sự có trí huệ Trích A MI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG. _()_ NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT _()_

  • @ieuthiennho7352
    @ieuthiennho7352 3 дня назад

    TÍCH TÀI KHÔNG BẰNG TÍCH ĐỨC ! CHỈ CẦN CÓ THỂ SỐNG QUA NGÀY LÀ ĐƯỢC RỒI, CẦN GÌ PHẢI KIẾM NHIỀU TIỀN ? Có một cặp vợ chồng ở Tân Trang học Phật đã đôi ba năm, ở cách chúng ta rất xa, do vậy, chỉ nghe băng thâu âm, nghe rất hoan hỷ. Ngày hôm qua, ông ta kể với tôi nguyên nhân khiến ông ta học Phật. Ông ta làm bác sĩ, biết nhân quả báo ứng, nên hễ khám bệnh cho người khác bèn lấy tiền công rất ít, người nhà chẳng thông cảm với ông ta, kêu ca ông ta thu tiền khám bệnh mà ngay cả dùng để mua thuốc theo giá vốn cũng chẳng đủ! Cha và vợ ông ta đều chẳng vui lòng, chẳng thông cảm cho lắm. Do bà vợ cũng học Phật, tôi bảo bà ta: “Tích tài chẳng bằng tích đức! Nay chồng bà làm như vậy, ông bà sẽ có phước mai sau, ông ta làm không sai. Chỉ cần có thể sống qua ngày là được rồi, cần gì phải kiếm nhiều tiền? Chẳng bằng tích đức cho nhiều”. Ông ta cho tôi biết: Ông ta học Phật là do nghe băng thâu âm bèn dấy tín tâm, còn nguyên nhân xa là do bà nội của ông ta đã tạ thế từ mấy năm trước [phát khởi]. Thuở đó, cả nhà đều chẳng tin Phật, bà nội niệm Phật, do mọi người trong nhà không tin, nên chỗ nào cũng gặp chướng ngại. Bà cụ niệm thầm trong tâm, chưa bao giờ niệm ra tiếng, cụ niệm theo cách như vậy. Khi mất, cụ tỉnh táo, sáng suốt. Cụ bị bệnh ung thư, nói theo người khác thì sẽ rất đau khổ; nhưng cụ chẳng bị đau khổ. Khi cụ mất, chẳng bị đau khổ, dẫu bị bệnh cũng chẳng đau khổ. Khi sắp mất, cụ biết sẽ mất lúc nào, biết trước lúc mất. Khi đã chết, khuôn mặt còn hồng hào, còn dễ nhìn hơn vẻ mặt lúc sống. Cha ông ta gọi người trong nhà đến xem, ông ta chẳng biết niệm Phật, nhưng biết mẹ mình là người tu hành, bèn nói: “Người tu hành khác hẳn, nhất định là cụ sanh lên trời, tướng mạo trang nghiêm dường ấy”. Thuở ấy, ông ta chẳng tin tưởng cho lắm, nay do nghe Phật pháp, bèn biết đó là sự thật, [bà cụ] quyết định vãng sanh! Khi cụ sắp mất, đã bảo con cái: “Phật đã đến, đang đợi ta ở cửa”. Nói xong, cụ qua đời. Khi ấy, vì họ chẳng tin Phật, ngỡ bà cụ quáng mắt, chẳng bình thường cho lắm, ăn nói nhăng nhít, nay suy nghĩ, biết là thật, Phật đến tiếp dẫn. Vì vậy, quyết định chẳng thể dùng cảm tình, vì tình thức chẳng tương ứng, nhất định là phải có trí huệ, phải có lý tánh, chẳng phải là chấp tướng, mà là thật sự khế nhập diệu lý, đó là tu hành chân thật. Thật sự lý giải pháp thế gian và pháp xuất thế gian, biết lấy bỏ, cái nào đáng nên lấy, cái nào chẳng nên giữ lấy. Trong thế gian này, ngũ dục, lục trần, lục đạo luân hồi đều là giả, chẳng có gì là chân thật, quyết định chớ nên tham luyến. Nhất tâm nhất ý cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đó là đúng. Đến Tây Phương Cực Lạc thế giới là thành tựu viên mãn đạo nghiệp của chính mình. Chính mình đã có năng lực, bèn quay lại thế giới này để hóa độ chúng sanh. Đó là người thật sự thông minh, thật sự có trí huệ Trích A MI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG. _()_ NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT _()_

  • @ieuthiennho7352
    @ieuthiennho7352 4 дня назад

    MẤY HÔM RỒI CÓ ĐỒNG HỌC ĐẾN HỎI TÔI: TRONG NHÀ THỜ TƯỢNG PHẬT, TƯỢNG BỒ TÁT, ĐẶT Ở VỊ TRÍ ẤY, CÓ NGƯỜI ĐẾN NÓI VỚI ÔNG TA, NHƯ THẾ NÀY CŨNG CHẲNG ĐÚNG, NHƯ THẾ KIA CŨNG CHẲNG ĐÚNG. RỐT CUỘC PHẢI LÀM THẾ NÀO? ĐÓ LÀ MA ĐẾN NHIỄU LOẠN. THỜ PHỤNG TƯỢNG PHẬT, TƯỢNG BỒ TÁT, BẤT LUẬN LÀ AI CŨNG CHẮC CHẮN LÀ CÁT TƯỜNG. THẾ NHƯNG CÁCH CÚNG DƯỜNG NHƯ THẾ NÀO THÌ NHẤT ĐỊNH PHẢI HIỂU. THỜ PHẬT CÓ HAI Ý NGHĨA TRỌNG YẾU! 1) Thứ nhất là thời thời khắc khắc nhắc nhở chính mình phải có tâm cung kính, điều này rất trọng yếu. Tâm cung kính là biểu hiện của Tánh Đức. Trong khóa tụng, quý vị thường đọc “nhất thiết cung kính” (hết thảy cung kính), chúng ta đối với người, đối với sự, đối với vật có phải là chí thành, cung kính hay chăng? Nếu chí thành, cung kính, người ấy là Phật, là Bồ Tát. Phật, Bồ Tát đối với người, đối với vật, đối với sự đều chí thành, cung kính. Phàm phu khác với Phật, Bồ Tát; phàm phu đối với người, sự, vật chẳng cung kính. Chư Phật, Bồ Tát đối với người, sự, vật cung kính, quyết định là bình đẳng, thanh tịnh, chẳng có cao, thấp, chẳng có ta thích người này, ta cung kính họ một chút, hoặc người kia là bề trên, là thân thích của ta, ta cung kính họ một chút. Kẻ nọ là oan gia đối đầu của ta, ta căm hận hắn, ta còn cung kính hắn hay sao? Đấy là phàm phu! Phật, Bồ Tát không như vậy, Phật, Bồ Tát cung kính hết thảy, chẳng có phân biệt. Do vậy, chúng ta thờ tượng Phật là vì chúng ta cung kính Phật. Do cung kính Phật, bèn lập tức nghĩ: “Ta phải cung kính hết thảy chúng sanh, phải cung kính hết thảy vạn vật”. Chẳng riêng gì Phật pháp nói như thế, mà ngay cả pháp thế gian cũng nói như thế. Căn bản pháp luân của Phật pháp là kinh Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm đến phần tổng kết cuối cùng là mười đại cương lãnh tu hành, tức mười đại nguyện vương của Phổ Hiền Bồ Tát. Nguyện thứ nhất là “lễ kính chư Phật”. Đương nhiên chúng ta trông thấy chư Phật phải cung kính, nhưng thấy người khác chẳng phải là Phật thì quý vị đã sai rồi! Kinh dạy: “Nhất thiết chúng sanh bổn lai thành Phật” (Hết thảy chúng sanh vốn sẵn thành Phật). Do vậy, đối với mỗi một chúng sanh, quý vị đều phải cung kính giống như Phật. Đó là ý nghĩa thứ nhất trong việc thờ Phật, đó gọi là chân cúng dường. Có lẽ đâu thờ một bức tượng Phật chẳng đại cát, đại lợi? 2) Ý nghĩa thứ hai là báo ân. Phật là vị thầy bậc nhất của chúng ta. Chúng ta ngày nay có thể đạt lợi ích thù thắng nơi pháp, chúng ta đừng quên vị thầy căn bản. Do vậy, chúng ta thờ Phật, đừng nên coi Ngài như một vị thần, hãy coi Ngài như một vị thầy, giống như chúng ta thường thờ tổ tiên. Đấy là truy ngược lại nguồn gốc để báo đáp. Vì vậy, thờ Phật có hai ý nghĩa hết sức trọng yếu. Kế đó, trông thấy tượng Phật bèn hiểu chính mình cũng là Phật. Chúng ta suốt ngày từ sáng đến tối suy nghĩ loạn xạ, đó là cô phụ linh tánh của chính mình, chẳng xứng đáng với chính mình. Chúng ta chẳng suy nghĩ loạn xạ, sẽ là Phật. Chúng ta suy nghĩ tán loạn, bèn là phàm phu. Do vậy thành Phật hay thành phàm phu là do trong một niệm của chính mình. Chính mình chẳng khởi vọng tưởng thì là Phật, Bồ Tát. Thế nhưng chúng ta cũng rất muốn không khởi vọng tưởng, mà vọng tưởng cứ dấy lên mãi, không làm sao được! Đấy là do chính mình có nghiệp chướng, tiêu trừ nghiệp chướng như thế nào? Đấy cũng là một câu hỏi lớn. Có người muốn mau chóng tiêu trừ nghiệp chướng, quý vị có cái tâm ấy, có nguyện vọng ấy, có kẻ thừa cơ nói: “Ông hãy bỏ tiền cất cái miếu ấy, hoặc làm gì đó, nghiệp chướng sẽ tiêu trừ”. Quý vị hãy nghĩ xem, bỏ hết tiền ra, nghiệp chướng có tiêu trừ hay không? Trong hết thảy cảnh giới, ta thật sự một niệm chẳng sanh thì nghiệp chướng tiêu trừ. Quý vị suốt ngày từ sáng đến tối vẫn khởi vọng tưởng, nghiệp chướng chẳng tiêu trừ! Chẳng những không tiêu trừ, mà quý vị còn thấy nó tăng thêm chẳng ít, vì sao? Muốn làm thêm chuyện tốt, làm công đức, làm công đức bèn lại có chướng ngại, lại có phiền bực! Chẳng phải là quý vị lại tăng thêm cả đống vọng niệm ư? Do vậy, chẳng những nghiệp chướng không tiêu trừ, mà ngược lại còn tăng trưởng chẳng ít nghiệp chướng; đấy cũng là ma đến nhiễu loạn. Phật pháp dạy quý vị bố thí, bố thí là gì? Là vứt bỏ vọng niệm của chính mình. Quý vị có tiền, tiền là chướng ngại, vì sao? Có tiền bỏ vào ngân hàng lại sợ lợi tức ít, bỏ vào chỗ có tiền lời cao thì sợ chỗ đó sập tiệm, tâm quý vị bất an, vọng niệm nhiều quá, đấy là chướng ngại! Quý vị bỏ sạch hết tiền, chẳng cần đến nữa, thứ gì cũng đều bỏ, trong tâm chẳng có vướng mắc gì, đạo lý là như vậy đó. Bảo quý vị làm chuyện tốt, vẫn nghĩ ngợi: “Ta làm bao nhiêu công đức, ta làm bao nhiêu chuyện tốt”, đấy là trên chướng ngại chồng thêm chướng ngại, nghiệp chướng không tiêu được! Tâm mỗi ngày một thanh tịnh hơn chính là hiện tượng nghiệp chướng tiêu trừ. Tâm mỗi ngày một phiền não hơn, tức là nghiệp chướng tăng thêm. Hiểu nguyên lý và nguyên tắc, sẽ dễ dàng phân biệt Phật và ma. Có tiền quả thật sẽ khởi vọng tưởng thì bố thí vẫn là tốt đẹp hơn. Đấy là sự thật, chẳng giả tí nào! A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA - QUYỂN Il Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

  • @ieuthiennho7352
    @ieuthiennho7352 6 дней назад

    Chúng ta niệm 1 câu A Di Đà Phật có ánh sáng hay không, có Phật hay không? Có! Khẳng định là có. Vì sao không thấy? Chúng ta nghiệp chướng chưa tiêu trừ... "Cổ vị tam thừa phàm thánh sở kiến Phật thân báo hóa, niên tuế đoản trường, thành Phật cửu cận, các các bất đồng cố" (cổ nhân nói: "Tam thừa phàm thánh thấy báo thân và hóa thân của Phật có thọ mạng dài hay ngắn, thành Phật đã lâu hay gần đây, mỗi người mỗi khác"), đây cũng là hiện tượng có thật. Do vậy, ta biết lời đức Phật dạy là đúng: "HẾT THẢY CÁC PHÁP SANH TỪ TÂM TƯỞNG" , câu này quá quan trọng. Trong hết thảy cảnh giới, nếu chúng ta thường có thể khởi lên câu này, quý vị sẽ chẳng bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, mà có thể chuyển đổi cảnh giới. Hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng, tâm tưởng của ai? Tâm tưởng của chính mình. Đã là sanh từ tâm tưởng của chính mình, vì sao ta chẳng sanh Phật? Sanh Phật bằng cách nào? Niệm Phật bèn sanh Phật, niệm niệm là A Di Đà Phật, niệm niệm bèn sanh A Di Đà Phật. Trong Cao Tăng Truyện có chép, vị tổ thứ 2 của Tịnh Tông là Thiện Đạo đại sư đời Đường, theo truyện ký ghi chép, lão nhân gia niệm Phật, niệm Phật hiệu 1 tiếng, trong miệng tỏa ra 1 tia bạch quang, trong bạch quang có 1 tượng A Di Đà Phật, niệm mỗi câu đều hiện tượng Phật. Theo truyện ký cho biết, Thiện Đạo đại sư là A Di Đà Phật tái lai, đó chính là A Di Đà Phật thị hiện cho chúng ta thấy, thị hiện điều gì? "Nhất niệm tương ứng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật". Chúng ta niệm 1 câu A Di Đà Phật có ánh sáng hay không, có Phật hay không? Có! Khẳng định là có. Vì sao không thấy? Chúng ta nghiệp chướng chưa tiêu trừ, ánh sáng và Phật rất nhạt, người bình phàm chúng ta chẳng thấy được. Thiện Đạo đại sư niệm Phật, quang minh và Phật mọi người đều có thể trông thấy vì tâm Ngài thuần, thuần tịnh, thuần thiện, đúng là niệm niệm tương ứng với thanh tịnh, bình đẳng, giác; cho nên Ngài hiện tướng rõ rệt như vậy. Đạo lý là như vậy đó! Lão Pháp Sư Tịnh Không Trich : Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - tập 84

  • @ieuthiennho7352
    @ieuthiennho7352 7 дней назад

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT "THIỆN TRI THỨC" VÀ "ÁC TRI THỨC" ? Xã hội hiện tại đối với người học Phật của chúng ta mà nói, mỗi bước đều là vực thẳm, mỗi bước đều là hầm lửa, bạn nhất định phải có mắt trí tuệ mới thấy được rõ ràng tường tận, không đến nổi đọa lạc, không đến nổi bị hảm hại. Bạn phải tỉ mỉ cẩn thận, vì thiện tri thức thì ít, ác tri thức lại nhiều. Trong ác tri thức, có những người là bạn chán ghét, có một số là bạn ưa thích. Bạn phải ghi nhớ, bạn ưa thích đó cũng là ác tri thức, họ đến cung kính bạn, cúng dường bạn, làm cho bạn bị mê hoặc điên đảo, khiến bạn rơi vào trong tình thức, hoàn toàn không có trí tuệ. Thiện tri thức chân thật, bạn ở chung với họ, họ nói chuyện rất khó nghe, tại vì sao vậy ? Ngày ngày họ nói lỗi của bạn, đó mới là thiện tri thức chân thật. Chính mình không biết được lỗi lầm của chính mình, người ta đến nhắc nhở chúng ta, đây là việc tốt, chúng ta phải nên cảm kích. Thế nhưng hiện tại có rất nhiều người khi gặp được người thường hay nói lỗi lầm của mình, thì hận họ thấu xương, "ngày ngày tìm ta gây phiền phức", cho nên viễn ly thiện tri thức. Người mà ngày ngày đến nịnh bợ bạn, nghe theo bạn, ở bên tai bạn nói lời dễ nghe thì bạn cho đó là người tốt. Kỳ thật, người đó mới là chân thật hảm hại bạn, bạn hoàn toàn không biết. Thân cận ác tri thức, viễn ly thiện tri thức thì bạn làm thế nào có được thành tựu ? HT. TỊNH KHÔNG KHAI THỊ

  • @thaitraninh533
    @thaitraninh533 8 дней назад

    🙏🙏🙏

  • @ieuthiennho7352
    @ieuthiennho7352 8 дней назад

    CHÚNG TA BIẾT ĐƯỢC PHẬT, BỒ TÁT LUÔN GIA TRÌ CHO NHỮNG NGƯỜI THÀNH TÂM NIỆM PHẬT, VẬY CHÚNG TA CÒN GÌ PHẢI LO NỮA CHỨ ? NGƯỜI THẬT SƯ NIỆM PHẬT, TRONG PHẠM VI 40 DẶM ÁC MA ÁC THẦN KHÔNG DÁM ĐẾN GẦN! Trong quá trình tu học, cảm ứng mà chúng ta nói đó chính là vọng tưởng ít rồi, phiền não ít rồi, phân biệt ít rồi, thân thể khoẻ mạnh, tinh thần vui vẻ, trí tuệ tăng trưởng, khoái khoái lạc lạc. Phá mê khai ngộ lìa khổ được vui, đây là sự cảm ứng thù thắng nhất của cảm ứng. Từ đó về sau, tâm thanh tịnh, thân thanh tịnh rồi, trăm thứ bệnh không sanh, lại không chết, sao lại nói là không chết? Vì chúng ta vãng sanh là sống mà đi, chẳng phải là chết rồi mới đi, cho nên nói không chết. đây là cảm ứng hiện thời được, bất khả tư nghì không thể nào tưởng tượng được. Chúng ta không thành thật niệm, không chuyên tâm niệm, vừa niệm Phật, vừa khởi vọng tưởng, niệm Phật như vậy chỉ là vô ích. Vậy phải niệm Phật như thế nào mới đúng? Phải dùng tâm thanh tịnh, tâm chân thành mà niệm thì cảm ứng sẽ bất khả tư nghì. Người thật sự niệm Phật, dùng tâm chí thành, tâm thanh tịnh niệm Phật, trong Kinh nói rất rõ ràng: "Trong phạm vi 40 dặm, ác ma ác thần không dám đến gần". Đây là do tâm thanh tịnh của quý vị nên được oai thần của A Di Đà Phật và chư Phật, Bồ Tát gia trì, nên quỷ thần không thể tiếp cận, không thể quấy phá quý vị. Chúng ta biết được Phật, Bồ Tát luôn gia trì cho những người thành tâm niệm Phật, vậy chúng ta còn gì phải lo nữa chứ? Cứ giao hết cho Phật, Bồ Tát lo hết cho chúng ta, chuyện gì cũng đừng quản, đừng lo lắng, vì đã có Phật, Bồ Tát an bài hết cho chúng ta rồi, chúng ta cứ việc chuyên tâm mà niệm Phật thôi, quý vị nói xem như vậy thật là tự tại biết mấy. Xin thường niệm A DI ĐÀ PHẬT 🙏🏻🙏🏻🙏🏻 _ Pháp sư Tịnh Không_

  • @ieuthiennho7352
    @ieuthiennho7352 9 дней назад

    GẶP CHUYỆN CHẲNG VỪA Ý, TRONG TÂM RẤT KHÓ CHỊU, CÒN CÓ OÁN HẬN, GẶP CHUYỆN VỪA LÒNG LIỀN SANH TÂM HOAN HỶ. QUÝ VỊ LÀ PHÀM PHU, PHÀM PHU CHÍNH CỐNG! Trong cảnh giới, bất luận là hoàn cảnh vật chất hay trong hoàn cảnh nhân sự, quý vị có thể chẳng bị ngoại cảnh ảnh hưởng, tâm được tự tại hay không? Tự tại gì vậy? Chẳng sanh phiền não, chẳng có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đó là đắc tự tại. Nếu thấy chuyện chẳng vừa ý, trong tâm rất khó chịu, còn có oán hận; gặp chuyện vừa lòng, vẫn sanh tâm hoan hỷ, vẫn sanh tham ái, quý vị là phàm phu, phàm phu chính cống, chưa được thọ dụng do tu hành Phật pháp. Hằng ngày chúng ta phải biết phản tỉnh, phải kiểm điểm chuyện này! Pháp thế gian có thể gạt gẫm người khác, dối gạt chính mình, nhưng học Phật thì chẳng thể! Mục đích học Phật là gì? Thành Phật! Trong pháp môn Tịnh Tông, vãng sanh là thành Phật, phải nhận biết rõ ràng điều này: Người [vãng sanh] ấy thật sự thành Phật, lại còn quyết định thành tựu trong một đời! Pháp môn này thù thắng khôn sánh, đời này gặp gỡ, chẳng dễ gì có được! Giống như trong bài kệ Khai Kinh đã nói: “Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ”, [thế mà] chúng ta đã được gặp gỡ! Gặp gỡ mà ở ngay trước mặt lại bỏ lỡ, tổn thất quá to. Gặp được thì phải nắm lấy, đời này quyết định được sanh về Tịnh Độ, quý vị đã thành tựu, công đức từ vô lượng kiếp tới nay đã viên mãn. Có thể vãng sanh hay không? [Điều ấy tùy thuộc] quý vị có còn tham luyến thế giới này hay không? Quý vị có thật sự buông xuống hay không? HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG A DI ĐÀ PHẬT

  • @DungNguyen-x5j3o
    @DungNguyen-x5j3o 10 дней назад

    Nam mo a di da phat nam mo a di da phat nam mo a di da phat nam mo dai nguyen dia tang vuong bo tat

  • @ieuthiennho7352
    @ieuthiennho7352 10 дней назад

    TÍCH ÂM ĐỨC CHO CHA MẸ Lâm Thừa Mỹ người ở Phúc Kiến, mồ côi cha từ thuở bé, người mẹ ở vậy thủ tiết thờ chồng, vất vả nuôi con. Thừa Mỹ lớn khôn ngày đêm buồn khổ than khóc, không biết làm cách nào để báo đáp công ơn cha mẹ. Nhân có một vị thiền sư bảo ông rằng: “Người con hiếu thảo nghĩ đến công ơn cha mẹ, buồn khổ khóc lóc cũng chỉ vô ích thôi. Phải tìm cách báo đáp mới được.” Rồi lại dạy rằng: “Làm việc thiện thì cha mẹ được lợi lạc, làm việc xấu ác thì cha mẹ phải buồn lo. Kẻ làm con muốn báo đáp công ơn cha mẹ, nên tự mình tránh việc giết hại, cứu vật phóng sinh, rộng tích âm đức, như vậy có thể báo đáp được công ơn cha mẹ.” Thừa Mỹ nghe lời tỉnh ngộ, từ đó phát nguyện giới sát phóng sanh, rộng làm nhiều điều phước thiện. Sau ông sống thọ đến 96 tuổi, bình sinh trong việc khoa bảng cũng từng đỗ đầu ở Phúc Kiến. Lời bàn: Ở đời có người khéo biết cách hiếu thuận, lại cũng có người không biết cách hiếu thuận. Nếu mình hết sức chí thành và có thể làm cho cha mẹ thật sự nhận được sự lợi lạc, như vậy gọi là khéo biết cách hiếu thuận. Nếu mình cũng hết sức chí thành nhưng không thể làm cho cha mẹ thật sự nhận được sự lợi lạc, như vậy gọi là không biết cách hiếu thuận. Nếu lấy sự buồn đau khóc lóc mà gọi là hiếu thuận, thì ví như có khóc đến hai mắt tuôn lệ thành sông, liệu có ích lợi gì cho cha mẹ chăng? Nếu lấy việc mặc áo vải thô để tang cha mẹ mà gọi là hiếu thuận, thì ví như có gom những tang phục bằng vải thô đó thành núi lớn, nằm ngồi đều ở trong đó, liệu có ích lợi gì cho cha mẹ chăng? Cho nên, những việc như khóc thương hay để tang cha mẹ chỉ là phương cách để người con hiếu biểu lộ tình cảm đối với cha mẹ, còn nếu thực sự muốn báo đáp công ơn trời biển của cha mẹ, ắt phải dùng theo cách thiền sư đã chỉ dạy như trên, chứ không thể dựa vào những hình thức thường tình của thế tục. - An Sĩ Toàn Thư -

  • @HaiHoang-il9bl
    @HaiHoang-il9bl 11 дней назад

    Thầy quá đáng yêu luôn

  • @HaiHoang-il9bl
    @HaiHoang-il9bl 11 дней назад

    Mọi người vào đây định vật cho thầy nào

  • @ieuthiennho7352
    @ieuthiennho7352 11 дней назад

    CÓ MỘT VỊ NỮ CƯ SỸ KỂ LỂ NÓI CHỒNG BÀ TA ĐANG NGOẠI TÌNH, BÀ TA HỎI TÔI PHẢI LÀM SAO ĐÂY ??? Tôi nhớ cư sĩ Lưu Tố Vân có báo cáo, quý vị có thể xem đĩa CD của bà ta, trong ấy bà ta có kể một câu chuyện thật, chẳng giả, một bạn gái thân thiết than vãn chồng cô ta lăng nhăng bên ngoài. Bà ta bảo người bạn gái ấy: “Đó là chồng cô dan díu bên ngoài, cô có biết hai chữ trượng phu giải thích như thế nào hay không? Trượng là xa đến một trượng, trong vòng một trượng là chồng cô, ngoài một trượng chẳng phải nữa. Cô bận tâm làm gì?” Đó là khuyên người khác buông xuống, chẳng nên tự tìm phiền não. Cùng một đạo lý, chúng ta hãy mở rộng ra để quan sát, thân thể này, một hơi thở chưa đoạn thì còn sống, là của chính mình; hễ một hơi thở chẳng hít vào được nữa, chẳng phải là của ta. Quần áo quý vị mặc trên người là của chính quý vị, bỏ chúng vào trong tủ áo bèn chẳng phải là của quý vị. Căn nhà quý vị đang ở, hôm nay quý vị ở trong căn nhà ấy thì nó là của quý vị, quý vị rời khỏi nhà, nó chẳng phải là của quý vị nữa. Trong túi quý vị chứa bao nhiêu tiền thì là của quý vị, tiền trong ngân hàng chẳng phải là của chính mình. Nếu chúng ta có thể quán như thế, tâm thanh tịnh sẽ rất nhanh chóng hiện tiền, đây là nói lời thật với quý vị, chẳng nói giả dối. Buông xuống, bảo quý vị hãy thời thời khắc khắc quán tưởng, tự nhiên quý vị có thể buông xuống. Sau khi buông những thứ tạp nhạp xuống, Phật hiệu mới dấy lên được, đó là thật, vì sao? Mang theo được! Khi ta mạng chung sẽ sang thế giới Cực Lạc. Trong sát-na cuối cùng, nếu quên mất Phật hiệu, vẫn mê luyến những thứ ấy, quý vị lại luân hồi trong lục đạo, chẳng phải là bỏ lỡ cơ hội vãng sanh Tây Phương ư? Thật đáng tiếc! Tôi cũng gặp chuyện giống như người bạn thân tố khổ với Lưu cư sĩ, tôi cũng từng gặp phải chuyện đó. Một vị nữ cư sĩ kể lể chồng bà ta dan díu bên ngoài, hỏi tôi nên làm sao? Tôi nói: “Điều ấy rất hợp để giúp cho bà niệm Phật, bà đừng bận lòng, cứ để chồng làm theo ý muốn sẽ hay hơn. Không chỉ chẳng oán hận, mà còn cảm tạ người tình của chồng. Nếu không, bà phải chăm sóc chồng, công phu niệm Phật chẳng đắc lực! Có một người tốt như thế đến giúp đỡ bà, đó là chuyện tốt, Bồ Tát đấy!” Chuyện thế gian chẳng có gì tuyệt đối phải, trái, đúng, sai, chẳng có, đều là trong một niệm của chính mình. Một niệm đã giác ngộ, ai nấy đều là người tốt, chuyện gì cũng là chuyện tốt, đều do trong một niệm, tùy thuộc quý vị chuyển ý niệm theo cách nào! HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG A DI ĐÀ PHẬT

  • @ieuthiennho7352
    @ieuthiennho7352 13 дней назад

    PHẬT DẠY CHÚNG TA TU NHÂN, TÂM BẠN THIỆN THÌ TƯỚNG MẠO LIỀN THIỆN, TÂM BẠN ĐẸP, THÌ TƯỚNG MẠO LIỀN ĐẸP. KHÔNG CẦN PHẢI MỖI NGÀY SOI GƯƠNG, XEM TƯỚNG MẠO VÌ SAO KHÔNG THAY ĐỔI, VẬY SẼ KHÔNG CÓ CÁCH THAY RỒI, VÌ BẠN ĐÃ XEN TẠP VỌNG TƯỞNG BÊN TRONG. CÓ VỌNG THÌ KHÔNG THỂ THAY ĐỔI ĐƯỢC. Tánh đức”, danh từ này người mới học Phật cũng khó hiểu, nên nói một cách khác là tương ưng với quy luật của tự nhiên. Con người không thể đi ngược với tự nhiên, đi ngược lại với tự nhiên thì sẽ sinh bệnh. Bạn xem, thân thể con người, cha mẹ sanh ra cái thân thể này, mỗi một bộ phận đều vận hành theo tự nhiên của nó. Nếu bạn đi ngược với tự nhiên, bạn muốn sửa đổi nó thì phiền phức của bạn lớn rồi. Vấn đề đi ngược lại với tự nhiên nổi bật nhất hiện nay là sửa sắc đẹp, họ muốn thay đổi diện mạo của họ nên đến thẩm mỹ viện sửa sắc đẹp. Có rất nhiều người, tôi thấy có cả người học Phật, sau vài tháng sửa sắc đẹp thì không dám gặp ai nữa, khuôn mặt đã hỏng rồi. Đây là đi ngược lại tự nhiên, là thí dụ rõ ràng nhất. Phật dạy cho chúng ta phương pháp làm đẹp tốt nhất: “Tướng tùy tâm chuyển”. Tâm của bạn thiện thì tướng mạo liền thiện, tâm của bạn đẹp thì tướng mạo của bạn liền đẹp, tướng tùy tâm chuyển. Cách này là tương ưng với quy luật của tự nhiên. Cho nên bạn xem, ở trên Kinh Phật đã nói tướng mạo của Phật là 32 tướng 80 vẻ đẹp. Mỗi một tướng mạo đều là quả báo, quả là do nhân. Phật dạy bạn tu nhân, bạn có thể được quả báo. Tôi thường hay nói, quả báo trước tiên là tướng mạo thay đổi, tiếp theo đó là thể chất của thân thể bạn thay đổi, sau đó là hoàn cảnh cuộc sống của bạn thay đổi, rất là rõ ràng, tất cả tùy thuận tự nhiên mà thay đổi, đổi ác thành thiện, chuyển mê thành ngộ. Không cần phải mỗi ngày mong tưởng, nếu như tôi muốn thay đổi, mỗi ngày tôi đều soi tướng mạo của mình trong gương, tướng mạo của tôi tại sao vẫn chưa thay đổi? Vậy thì bạn không có cách thay đổi rồi. Tại sao vậy? Bạn đã xen tạp vọng tưởng ở bên trong. Vọng tưởng không thể thay đổi được. Cho nên lời của người xưa nói rất là có lý: “Chỉ hỏi việc trồng trọt, đừng hỏi việc thu hoạch”. Bạn chỉ cần tu cho tâm bạn thiện. A Di Đà Phật Xin Thường Niệm. PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 291) Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không Thời gian: Khởi giảng năm 1998 Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ

  • @hoaduong9126
    @hoaduong9126 14 дней назад

    Nam Mô A Mi Đà Phật 😥😥😥😥😥😥

  • @hoaduong9126
    @hoaduong9126 15 дней назад

    Nam Mô A Mi Đà Phật 🙏🙏🙏🙇🏻‍♀️🙇🏻‍♀️🙇🏻‍♀️